Tòa án Nürnberg
Tòa án Nürnberg

Tòa án Nürnberg

Tọa độ: 49°27.2603′B 11°02.9103′Đ / 49,4543383°B 11,048505°Đ / 49.4543383; 11.0485050Tòa án Nürnberg (tiếng Đức: Die Nürnberger Prozesse) là một loạt những phiên tòa quân sự do lực lượng Đồng Minh tổ chức dưới luật pháp quốc tếluật chiến tranh sau Thế Chiến thứ hai. Tòa án được biết đến với việc truy tố những nhân vật nổi bật trong ban lãnh đạo chính trị, quân sự, pháp luật và kinh tế của Đức Quốc Xã, những người đã lên kế hoạch, thực hiện hoặc tham gia vào Holocaust và những tội ác chiến tranh khác. Các phiên tòa diễn ra ở thành phố Nürnberg, Đức, và những quyết định đưa ra đánh dấu bước ngoặt giữa luật pháp quốc tế cổ điển và đương đại.Phiên tòa đầu tiên và nổi tiếng nhất xét xử những tội phạm chiến tranh chính bởi Tòa án Quân sự Quốc tế (IMT). Được miêu tả là "phiên tòa lớn nhất trong lịch sử" bởi Norman Birkett, một trong số các thẩm phán Anh chủ trì,[1] phiên tòa diễn ra từ ngày 20 tháng 11 năm 1945 và kết thúc ngày 1 tháng 10 năm 1946.[2] Phiên tòa được giao nhiệm vụ xét xử 24 người trong số các lãnh đạo chính trị và quân sự quan trọng nhất của Đệ Tam Đế chế với những cáo buộc về âm mưu, tội ác chống lại hòa bình, tội ác chiến tranhtội ác chống lại loài người.Adolf Hitler, Wilhelm Burgdorf, Hans KrebsJoseph Goebbels đều đã tự tử trong mùa xuân năm 1945 để tránh bị bắt giữ. Heinrich Himmler bị bắt và tự tử một ngày sau khi bị bắt bởi quân Anh.[3] Krebs và Burgdorf tự sát hai ngày sau Hitlercùng nơi.[4] Reinhard Heydrich bị ám sát bởi đảng phái Séc năm 1942. Josef Terboven tự sát bằng thuốc nổ ở Na Uy năm 1945. Adolf Eichmann chạy trốn đến Argentina để tránh bị bắt giữ, nhưng bị bắt giữ bởi dịch vụ tình báo của Israel (Mossad) và treo cổ năm 1962. Miklós Horthy là nhân chứng trong phiên tòa Bộ trưởng diễn ra ở Nürnberg năm 1948.Phán quyết cuối cùng của tòa án bao gồm án tử hình đối với mười hai bị cáo: Martin Bormann (vắng mặt), Hans Frank, Wilhelm Frick, Hermann Göring (tự tử trước khi thi hành bản án), Alfred Jodl, Ernst Kaltenbrunner, Wilhelm Keitel, Joachim von Ribbentrop, Alfred Rosenberg, Fritz Sauckel, Arthur Seyss-InquartJulius Streicher. Bảy bị cáo nhận án tù từ mười năm đến tù chung thân: Karl Dönitz, Walther Funk, Rudolf Hess, Konstantin von Neurath, Erich Raeder, Baldur von SchirachAlbert Speer. Ba bị cáo được tha bổng là Hans Fritzsche, Franz von PapenHjalmar Schacht. Hai bị cáo còn lại không được tuyên án, Robert Ley tự tử trước khi phiên tòa bắt đầu, Gustav Krupp không được xét xử vì lí do sức khỏe.Bài này chủ yếu nói về phiên tòa đầu tiên, được triệu tập bởi IMT. Những phiên tòa sau đó được triệu tập bởi Tòa án Quân sự Nürnberg (NMT) do Hòa Kỳ tổ chức, bao gồm phiên tòa Bác sĩphiên tòa Thẩm phán. Tương tự như Nürnberg, Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông được lập ra để xét xử những tội ác trên mặt trận Thái Bình Dương.Việc phân loại các tội danh và sự hình thành của tòa án thể hiện một tiến bộ pháp lý mà sau này được dùng bởi Liên Hiệp Quốc để phát triển một bộ luật quốc tế cụ thể cho các vấn đề tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, chiến tranh xâm lược, cũng như sự thành lập của Tòa án Hình sự Quốc tế. Bản cáo trạng Nürnberg cũng lần đầu tiên đề cập đến nạn diệt chủng trong pháp luật quốc tế (Điều ba, tội ác chiến tranh: "sự tiêu diệt các nhóm chủng tộc và dân tộc, chống lại quần thể nhân dân của một số khu vực bị chiếm đóng nhằm tiêu diện chủng tộc và tầng lớp và các nhóm quốc gia, chủng tộc hoặc tôn giáo nhất định, cụ thể là người Do Thái, người Ba Lan, người Di-gan và những nhóm khác.")[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa án Nürnberg http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.fredautley.com/nuremberg.htm http://www.highbeam.com/doc/1P2-3758012.html http://www.huffingtonpost.com/2014/08/24/henry-ger... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.versobooks.com/books/366-victors-justic... http://www.memorium-nuremberg.de/exhibition/visito... http://artemis.austincollege.edu/acad/history/htoo... http://www.fredonia.edu/org/jacksonsymposium/photo... http://nuremberg.law.harvard.edu/php/docs_swi.php?...